Ưu đãi về lãi suất khi vay vốn mua nhà ở xã hội

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội kể từ năm 2021 đến nay được duy trì ở mức 4,8%/năm. Tuy nhiên, từ 1/1/2023, mức lãi suất này đã thay đổi.

dieu-kien-huong-lai-suat-uu-dai_vay-mua-nha

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 2081/QĐ-NHNN ngày 12/12/2022 về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN.

Theo đó, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở là 5,0%/năm. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2023

Ngân hàng cho vay mua nhà ở xã hội là ai?

Theo quy định tại Thông tư 20/2021/TT-NHNN thì cá nhân, hộ gia đình chỉ được vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhưng lại phải gửi tiết kiệm nhà ở xã hội trong 12 tháng mới đủ điều kiện vay ưu đãi nhà ở xã hội; còn 4 ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank chỉ được phép cho cá nhân, hộ gia đình vay ưu đãi để xây nhà, sửa chữa nhà ở xã hội

Ngan-hang-cho-vay-mua-nha-o-xa-hoi-min

 

Đối tượng vay nhà ở xã hội

Đối tượng vay vốn mua nhà ở xã hội chính là đối tượng được mua nhà ở xã hội theo điều 47 luật nhà ở 2014 và đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư dự án, có nhu cầu vay vốn để:

  • Thanh toán số tiền theo tiến độ thanh toán ghi trong hợp đồng mua bán ( 1 phần hoặc k quá 50% )
  • Sửa chữa nhà ở xã hội đang bị hỏng, xuống cấp

Văn bản pháp lý

Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội;

Thông tư số 26/2015/TT-NHNN ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai;

Văn bản số 9496/NHNN-TD ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc triển khai thực hiện Nghị định số 100/2015/NĐ-CP;

Văn bản số 8586/NHCS-TDSV ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Tổng Giám đốc NHCSXH hướng dẫn nghiệp vụ cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở./.

uu dai lai suat 5% vay mua nha o xa hoi

Quy định cho vay mua nhà ở xã hội

Thủ tục vay mua nhà ở xã hội có phức tạp không? Đây là câu hỏi mà Team Kingland Hanoi nhận được rất nhiều từ khách hàng đang tìm hiểu mua nhà ở xã hội. Sau đây chúng tôi chia sẻ các thông tin

1. Chuẩn bị hồ sơ vay vốn mua nhà ở xã hội

* Hồ sơ vay vốn mua nhà ở xã hội bao gồm:

  • Đơn đề nghị vay vốn (mẫu số 01/NƠXH);
  • Giấy chứng nhận đối tượng nhà ở và tình trạng;
  • Chứng minh điều kiện thu nhập;
  • Giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú;

( Các giấy tờ trên chính là bộ hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội khách hàng đã làm)

nguyen-tac-xet-duyet-ho-so-mua-nha-o-xa-hoi

  • Ngoài các tài liệu trên, người vay cần chuẩn bị những điều sau:
    • Bản sao công chứng hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng cho thuê.
    • Bản sao công chứng bằng chứng thanh toán cho nhà đầu tư mua bảo hiểm xã hội theo hợp đồng đã ký;
    • Biên bản bàn giao nhà giữa người vay để mua nhà với chủ đầu tư.

2. Thủ tục vay vốn mua nhà ở xã hội

* Đề có thể mua được nhà ở xã hội cần thực hiện trình tự các thủ tục sau:

Bước 1: Gửi hồ sơ đến Tổ tiết kiệm và cho vay.

– Người vay Viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/NƠXH), Giấy ủy quyền đối với đối tượng vay vốn là hộ nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực đô thị (mẫu số 01/UQ) kèm các giấy tờ chứng minh về đối tượng và thực trạng nhà ở, điều kiện thu nhập, điều kiện cư trú gửi Ban quản lý Tổ TK&VV tại nơi cư trú hợp pháp;  

– Nếu người vay chưa là tổ viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn thì tự nguyện gia nhập Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV).

Bước 2: Tổ tiết kiệm gửi hồ sơ tới Ủy ban nhân dân xã

– Thu thập hồ sơ của các tổ tiết kiệm và cho vay trong toàn xã và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để chứng nhận.

– Tổ chức họp Tổ TK&VV để bổ sung tổ viên (nếu có) và bình xét cho vay công khai dưới sự giám sát, chứng kiến của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố (gọi chung là cấp xã), lập thành Biên bản họp (mẫu số 10C/TD);

thu-tuc-vay-mua-nha-o-xa-hoi

– Gửi Biên bản họp (mẫu số 10C/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/NƠXH), và các giấy tờ chứng minh về đối tượng và thực trạng nhà ở, điều kiện thu nhập, điều kiện cư trú của các tổ viên Tổ TK&VV trình Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.

Bước 3: Gửi tới Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay

– Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch vốn được giao và hồ sơ đề nghị vay vốn của các Tổ TK&VV gửi đến, UBND cấp xã xác nhận trên Danh sách đề nghị vay vốn nhà ở xã hội tại NHCSXH (mẫu số 03/NƠXH);

– Gửi Danh sách đề nghị vay vốn nhà ở xã hội tại NHCSXH (mẫu số 03/NƠXH) và toàn bộ hồ sơ vay vốn cho Ban quản lý Tổ TK&VV để gửi đến NHCSXH nơi thực hiện thủ tục.

Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng

  • Ngân hàng chính sách xã hội, người vay và nhà đầu tư ký hợp đồng ba bên, chuẩn bị hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản và thực hiện phân công dịch thuật bảo mật theo quy định.

Bước 5: Mở tài khoản tiền gửi

  • Người vay mở tài khoản tiền gửi để gửi tiền hàng tháng theo quy định;
  • Gửi tiền ngay từ tháng ký hợp đồng tín dụng.

Bước 6: Giải ngân khoản vay

Sau khi thẩm định Hồ sơ vay vốn, NHCSXH nơi thực hiện thủ tục gửi Thông báo phê duyệt cho vay (mẫu số 06a/NƠXH) hoặc Thông báo từ chối cho vay (mẫu số 06b/NƠXH) đến người vay.

>>Xem thêm:

Lê Hoàn
Lê Hoàn

Lê Hoàn chia sẻ các thông tin hữu ích về kiến thức mua bán nhà: lựa chọn dự án có pháp lý minh bạch, chọn căn hộ có phong thủy tốt, vay trả góp mua nhà... Nếu cần hỗ trợ vấn đề nào đó hãy liên lạc với tôi theo sđt 0968 644 638